NHỮNG LƯU Ý KHI MỚI CHƠI THỦY SINH

Để mọi người chơi có cái nhìn khái quát nhất về thủy sinh , Thủy sinh vàm cỏ muốn chia sẽ hệ thống những kiến thức chuyên về thủy sinh, bán cạn cho mọi người biết đến qua series các bài viết về thủy sinh.

BÀI 1: NHẬP MÔN CHO NGƯỜI MỚI CHƠI

?Đầu tiên bạn phải xác định được phong cách nào mà mình định chơi.

– Cách tốt nhất và trực quang nhất là mình lên GG chọn một loại cảnh mà mình thích nhất sao đó tìm hiểu thêm; thông thường có các loại phong cách thủy sinh như: Bonsai kết hợp rêu ráy, Hà Lan, cắt cắm,… thường được kết hợp nhiều lũa hay ít lũa, nhiều đá hay ít đá hoặc cả đá lẫn lũa,….

?Mình tự dán hồ hay mua hồ đã dán sẵn:

Thông thường người mới chơi thường mắt lỗi so sánh giá giữa hồ thủy sinh vs hồ chợ, Ví dụ ‘ ôi sao hồ 60x40x40 ngoài tiệm cá có tầm 200k sao mà hồ thủy sinh lại tới 600-700k’ Tại vì hồ thủy sinh đơn thuần để tạo được vẽ đẹp nhiều góc thường được kết hợp 5 tấm kính được mài vi tính và không có kiền phía trên nên cả chất liệu và độ dày kính cũng lớn hơn nhiều so với hồ bình thường,… bài chuyên về hồ kính sẽ được viết chi tiết hơn tại một mục gần nhất ( BÀI…) vậy nên mình nên đi mua một hồ chuyên về thủy sinh để chơi vì vừa đẹp mà sau này nếu co đổi cảnh thì chi phí phần này sẽ không phát sinh thêm cách tốt nhất là mua thanh lý hồ của những người chơi khác giá sẽ rẻ hơn và nên chọn kính siêu trong để được độ hoàng mỹ nhất

?Chân hồ kính:

Hiện giờ trên thị trường có 3 loại phộ biến nhất là chân sắc, chân gỗ, chân sắc ốp gỗ. Vậy loại chân hồ nào sẽ phù hợp nhất với người chơi
– Chân sắc: là loại chân có giá thành ‘êm’ nhất vì nhẹ nhất tiện nhất, thị trường việt nam cũng có những loại chân sắc cao cấp như chân sắc sơn tĩnh điện, giá cả sẽ cao hơn chân sắc thông thường một tí
– Chân gỗ: thương thường loại chân này gồm chân gỗ MDF, HDF Và chân gỗ thịt thì chân gỗ MDF được nhiều người chơi lựa chọn vì thẩm mỹ giá thành rẽ ( vd chân 60-40-80 khoản 1tr2) Nhưng ưu nhược điểm của loại chân này là những hồ lớn chiều dài 1m5-2-3m thì đòi hỏi kỹ thuật người thợ gỗ cao mới bảo đảm tính chịu lực được, Khi mà đảm bảo không chịu lực mà vẫn muốn giá thành rẻ người ta thường chọn chân sắc ốp gỗ
– Chân sắc ốp gỗ thường dùng nhiều cho hồ thủy sinh kích thước lớp, hồ cá rồng là phổ biến nhất,….

?Bộ lọc nước:

Trong hồ thủy sinh đèn vs lọc là 2 bộ phận quang trọng nhất bảo đảm chất lượng nước và lưu lượng chuyển động dòng chảy, có các loại lọc sau:
– Lọc treo: thường dùng cho hồ nhỏ, vì tính gọn nhẹ, phù hợp với hồ dưới 40cm
– Lọc vách: là loại lọc hy sinh 1 phần không gian hồ để làm ngăn chứa lọc, thường dùng nhiều cho hồ có bề rộng nhỏ, hồ treo tường, nhược điểm gây mất thẩm mỹ.
– Lọc thùng ngoài: đây là lựa chọn nhiều nhất vì có thể để phần lọc ờ vị trí khác thường phía dưới hồ hoặc vị trí cò thể che chắn được. Thị trường thì có lọc chế, lọc chính hãng của sunsun, attman, vipsun, JBL, jebao,…. (giá thường 500k – 3tr tùy loại)
– Về vật liệu lọc trong thiết bị lọc theo thứ tự từ cao đến thấp gồm bông lọc, nham thạch viên, sứ lọc (các loại thanh, các loại viên), chổi lọc, jmax, Matric, eheim subtract pro, bio ring, … nên phối hợp 3-5 loại theo đúng thành phần cần thiết.
– Lọc thì nên chạy suốt 24/24 nên sử dụng bơm tốt nếu là lọc chế, hoặc loại thùng tốt nếu mua chính hãng.
HỒ THỦY SINH
HỒ THỦY SINH

?Đèn:

Yếu tốt cực quang trong thứ 2 là ánh sáng. Nói về ánh sáng phù hợp thì có rất nhiều thứ cần đề cập. Đơn giản nhất là sử dụng đèn đúng với kích thước hồ ( VD đèn oddyse 60-80cm thì chỉ sử dụng cho hồ có kích thước từ 60-80cm thôi)
– Trên thị trường thì có rất rất nhiều loại đèn từ loại: led, bóng huỳnh quang, metal. Hãng đèn: oddyse, chiliros, aquablue, vipsun, sobo, sumelong, ADA, week phoenix, … cả đèn chế
– Có 1 điều về ánh sáng các bạn nên nhớ là: bạn càng dùng nhiều đèn, càng sáng thì hồ của bạn càng khó quản lý. Ví dụ 1 hồ chơi rêu, dương xĩ, bạn cần 0,5 w cho 1 lít hạy ít hơn, và hồ của bạn thường ít khi gặp vấn đề về rêu hại hay thiếu hụt dinh dưỡng . Nhưng nếu bạn chơi 1 hồ cây với lương ánh sáng 2wat / 1 lit thì bạn phải có nhiều kinh nghiệm quản lý nước, co2, rêu hại…
Thời gian chiếu sáng: thường là từ 8 đến 10 tiếng / 1 ngày. Nên để đèn liên tục phỏng pheo ánh sáng tự nhiên, tuy nhiên vẫn có thể chia ra ngắt quãng như: sáng từ 8 đến 12h, tắt đèn từ 12h đến 4h, bặt tiếp từ 4h đến8h tối (túy theo giờ bạn ngắm hồ)

?Phân nền:

Phân nền ngoài nhiệm vụ cung cấp dinh dưỡng cho cây có nhiệm vụ phát triển hệ vinh sinh làm trong nước, ổn định pH, các vi lượng, độ cứng nước,…
-Phân loại thì phân nền có 2 loại là nền trộn và nền công nghiệp: nền trộn là hợp chất cát, bùn, dinh dưỡng, mụn dừa,… thường khi set up thì được phủ một lớp cát sỏi dày phía trên để ngăn cho nền làm đục nước hồ. Nền công nghiệp là loại hiện đang rất phổ biến vì tính tiện dụng, sạch bùn, dễ tạo cảnh khi set up giá thành cũng rất đa dạng. Nền công nghiệp thị trường có các loại như smekong, aquafor (thủy mộc), Gex xanh, Gex đỏ, Master soil, ADA control soil. Nền công nghiệp thường phải lót cốt nền dinh dưỡng ở đáy hồ. Cốt nền cũng gồm nhiều loại nhập khảu hay của VN như ADA powersand, jbl florapol, jbl aquabasic plus, cốt nền control soil, cốt nền Aquafor, cốt nền nuphar…

?Chăm sóc hồ / thay nước / rêu hại / bệnh của cá:

– Một hồ thủy sinh đẹp phải được chăm sóc hầu như hằng ngày. Các bạn cố tập thói quen dành ra 5-10 phút hằng ngày ngắm hồ, chăm sóc hồ. Nếu bận rộn bạn nên chọn bố cục hồ rêu, dương xĩ để chơi, đỡ thời gian chăm sóc hơn hồ chơi cây cắt cắm.
– Thay nước là 1 phần không thể thiếu trong việc chăm sóc 1 hồ đẹp, 1 hồ mới set thường phải thay nước hàng ngày 30%, đến tuần thứ 2 các bạn thay nước 3 lần, mỗi lần 30% nước, tuần thứ 3 thì thay 2 lần, 30%, và qua tuần thứ 4 trở đi các bạn chỉ cần thay 30% nước 1 lần trong tuần. Đừng thay nước quá nhiều gây chết và thiếu hụt hệ vi sinh của lọc, dinh dưỡng cũng sẽ mất cân bằng nếu bạn luôn thay nước 50% trở lên, chưa kể đến việc cá tép vị sốc nước. Mỗi khi thay nước các bạn nhớ dùng dung dịch khủ chlo nhé, rất quan trọng.
– Điều quan trọng là đừng thay nước rồi thay luôn bộ lọc, điều này làm cho hồ của bạn dễ mất cân bằng vi sinh, dễ xảy ra sốc nước cho cây và cá
– Rêu hại là kẻ thủ của thủy sinh, 1 hồ thủy sinh ổn định, cây cối cá tép khỏe mạnh thì thường không hoặc ít bị rêu hại. Khi rêu hại phát triển trong hồ của bạn thường là thời gian đầu là vì hồ bạn chưa ổn định, lượng co2 chưa đủ hoặc dinh dưỡng chưa cân bằng. Cách trị rêu hại thì sẽ được cập nhật tại bài sau ( BÀI…)
– Bệnh của cá: các loại cá nuôi trong hồ thủy sinh rất dễ bị nấm và chết cả đàn nếu bạn thả cá khi hồ chưa ổn định (thường là nên thả cá sau 2 tuần). Cá bị bệnh thì chỉ có cách là tăng nhiệt lên 1-2 độ rồi sử dụng thuốc thôi

?Ngoài các vấn đề chủ chốt trên thì còn có các vấn đề như

– Co2, dinh dưỡng, hệ thống làm mát, nồng độ oxi,…
Chúc các bạn có một hồ thủy sinh như ý

Liên hệ chúng tôi để được tư vấn kịp thời
Sdt: 0966606637 (zalo)
Web: www.vcview.vn
Face: www.fb/hothuysinhmini