CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP KHI NUÔI CÁ THỦY SINH

Cũng giống như những loại cá thông thường bệnh trên cá thủy sinh cũng thường mắt phải những loại bệnh thông thường về cá cảnh, nguyên nhân hầu hết là do môi trường sống thay đổi, tác động chính môi trường sống và tác động từ ngay bênh ngoài:
Dựa vào hình thức các loại bệnh người ta chia làm 2 loại bệnh kí sinh trùng và bệnh do môi trường;

Các loại bệnh kí sinh:

1. Bệnh đốm trắng:

Dấu hiệu: cơ thể nổi những đốm nhỏ li ti màu trắng bám vào thân cá, mang cá, đuôi cá hay toàn bộ cơ thể. Bệnh này tốc độ lây lang cho cả hồ cá rất nhanh
Nguyên nhân: do cơ thể cá yêu, hoặc bị sốc nước do thay đổi môi trường đột ngột gây bùng phát bệnh
Cách chữa trị: tăng dần nhiệt độ hồ cá lên khoản 32 độ C, pha một ít muối vào bể. Trường hợp quá nặng có thể dùng thuốc trị kịp thời để nấm không tấn công vào mang cá gây thiếu oxi và chết cá.

bệnh nấm trắng

2. Bệnh nấm mốc nước:

Dấu hiệu: trên đuôi cá và thân cá xuất hiện một túm như lông được phủ màng mỏng như sợi hay bột
Nguyên nhân: do môi trường nước dơ hay nhiễm độc tạo điều kiện nấm này phát triển
Cách chữa trị: thay nước định kì để cải thiện chất lượng nước, cho một ít muối vào hồ cá 7g/ lit, trường hợp nấm phát triển mạnh có thể cách ly cá và ngâm với nước muối nhiều lần trong 15-20p rồi thả vào hồ (1 lần/ ngày).

nấm thủy mi

3. Nấm thân, nấm miệng:

Loại này rất đơn giản chỉ cần sử dụng thước kháng sinh pha loãng rồi ngâm cá vào 15-20p là được
Chú ý: Cho ăn rất ít khi điều trị và giữ chất lượng nước tốt khi điều trị bệnh

4. Bệnh giun hay gyrodactylite

Người ta thấy có khi các cá bị bệnh gãi mình vào đá và cây cỏ, triệu chứng này thường kèm theo sự thở gấp của cá. Các mang há ra và có thể thấy bị sưng. Các cá này bị các loại giun nhỏ Dactylogyrus hay Gyrodactylus ký sinh; chúng bám và xâm nhập vào da và tập trung ở các màng mềm của mũi cá. Gyrodactylus làm cá yếu đi và làm biến màu cá. Chúng thường nằm phía ngoài bề mặt của cá. Có khi chúng xâm nhập vào mang của cá tạo ra bệnh giun ở mang. Người ta có thể loại trừ các loài giun này bằng cách cho cá tắm trong các dung dịch lỏng của xanh methylen, formol (pha loãng và tiến hành thận trọng vì là một chất độc) và aciflavin.

–  Xanh methylen pha loãng 1%. Ngâm lâu cá trong dung dịch 0,4-0,8cc mỗi lít

– Acriflavin pha loãng 10/mg/lít. Ngâm lâu, dùng 2,2cc mỗi lít.

– Formol. Đậm đặc formaldehyd 47%. Ngâm ngắn (45-50 phút) 0,25cc mỗi lít, hoặc ngâm lâu 0,066cc mỗi lít.

Cần chú ý là độ đậm đặc của các sản phẩm thích hợp thay đổi tùy theo từng nơi, từng khu vực khác nhau.

Các loài ký sinh không thể sống nếu không có vật chủ. Nếu ta lấy hết cá bệnh ra để điều trị một thời gian bằng xanh metylen, thì các loài ký sinh tự nó cũng bị huỷ diệt nếu không còn có vật chủ.

Các loại bệnh do môi trường sống:

1. Bệnh rung

Dấu hiệu: loại bệnh này là cá hay có triệu chứng rung lắc tại chỗ sau vài hôm rồi chết. Bệnh này rất hay xuất hiện với cá 7 màu
Nguyên nhân: do cá bị nhiễm lạnh, bọ sốc do nước mới, và nhiều nguyên nhân ngoại cảnh khác
Cách điều trị hiện giờ chưa có cách nào triệt để: thông thường pha nước muối ngâm cá rồi xả nước ra, luôn giữ nước sạch, oxi hòa tan tốt nhất, và duy trì nhiệt độ thích hợp với loại cá đó

2. Bệnh phù, xù vẩy

Dấu hiệu: bệnh này là bệnh làm tích tụ chất lỏng trong khoan bụng, lâu ngày gây phù thân cá xù vẩy cá
Nguyên nhân: hiện chưa tìm rỏ nguyên nhân có thể do môi trường sống có hàm lượng kim loại hòa tan cao gây độc
Cách điều trị: các chữa trị cũng chưa tuyệt đối, chỉ có cách là làm tăng sức đề kháng cá bằng thuốc kháng sinhchế phẩm kháng sinh thôi.
Chú ý: cách ly cá bệnh với cá khác vì bệnh này cũng lây lan sang cá khác.

bệnh xù vẩy

3. Bệnh thối vây, đuôi

Dấu hiệu: đuôi cá, vây cá cá có hiện tượng rách và ngắn dần, hoặc có vế trắng phần vây cá
Nguyên nhân chủ yếu là do môi trường sống bị ô nhiễm, mật độ cá quá cao, hoặc bộ lọc hồ cá không hiệu quả và hồ cá quá lâu không thay nước.
Cách chữa trị: bằng cách xác khuẩn với muối, tang sức đề kháng với kháng sinh và kiểm tra hết tất cả bộ lọc, vệ sinh môi trường sống và thay nước hồ cá

bệnh thối vây

4- Viêm mắt

Mắt cá bị mờ đục do một loại nấm gây ra hoặc là bệnh đục nhãn mắt có nguồn gốc ký sinh (Proalaria). Các mắt có u lồi có thể do một bệnh khác.

Ngoài ra còn rất nhiều loại bệnh có một số bệnh đặt thù khác…


Liên hệ chúng tôi để được tư vấn kịp thời
Sdt: 0966606637 (zalo)
Web: www.vcview.vn
Face: www.fb/hothuysinhmini